Bên cạnh mô hình cửa hàng bách hóa thì mô hình cửa hàng tiện lợi cũng đang chiếm sóng rất lớn trên thị trường bán lẻ. Cũng vì vậy mà người tiêu dùng ít nhiều cũng sẽ có nhầm lẫn giữa 2 mô hình này. Vậy dưới đây hãy cùng nói về những điểm giống và khác nhau của 2 mô hình này nhé!
Điểm giống nhau
Vốn đầu tư tương đương
So với cá mô hình kinh doanh khác như quán cafe, quán ăn,…thì mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi và bách hóa là một trong những mô hình có vốn đầu tư ban đầu khá thấp, chỉ khoảng dưới 500 triệu, tùy thuộc quy mô lớn nhỏ mà bạn mong muốn. Trong khi đó những mô hình khác như kinh doanh quán cafe, nhà hàng, quán ăn,…thì chi phí đầu tư ban đầu thấp nhất cũng sẽ rơi vào khoảng gần 1 tỷ đồng.
Độ an toàn
Nói về độ an toàn khi kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini thì sẽ khá cao. Cho dù bạn là người không có chuyên môn về kinh doanh cũng có thể nhận ra được điểm này. Đặc biệt là khi kinh doanh mô hình này bạn hoàn toàn có thể đứng ra vận hành và quản lý.
Thu hồi vốn nhanh
Thêm một điểm chung của 2 mô hình kinh doanh này nữa chính là khả năng thu hồi vốn khá nhanh. Nếu quá trình kinh doanh thuận lợi thì bạn chỉ mất 3 đến 6 tháng là có thể thu hồi vốn.
Điểm khác nhau
Có thể nhìn nhận qua những điểm khác nhau giữa cửa hàng tiện lợi và cửa hàng bách hóa ở những điểm dưới đây:
Về quy mô
Nói đến quy mô kinh doanh thì như đã nói ở trên bách hóa sẽ có quy mô lớn và cửa hàng tiện lợi thì quy mô nhỏ hơn. Cũng đồng nghĩa rằng những mặt hàng có trong bách hóa cũng sẽ nhiều hơn so với cửa hàng tiện lợi.
Bên cạnh đó, thì diện tích của bách hóa cũng sẽ lớn hơn so với cửa hàng tiện lợi. Thường các bách hóa sẽ có mặt bằng rộng, vậy nên khu vực để xe cũng khá thoải mái, trong đó thì cửa hàng tiện lợi thường có diện tích khá nhỏ nên khu vực để xe cũng sẽ hạn chế.
Về đối tượng tiếp cận
Thường thì bách hóa sẽ nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu mua sắm lớn và nhiều đồ hơn và phục vụ cho những mục đích sử dụng lâu dài trong gia đình.
Còn đối với cửa hàng tiện lợi thì họ sẽ hướng đến những nhóm đối tượng khách hàng thường là sẽ mua đồ để sử dụng ngay sau khi mua và thường họ sẽ mua với số lượng ít và lẻ tẻ.
Nhân viên
Thường thì các tiệm bách hóa sẽ có rất nhiều gian hàng cũng như quầy thanh toán, chính vì vậy mà sẽ cần một đội ngũ nhân viên đông hơn như: quản lý cửa hàng, nhân viên bán hàng dành cho các quầy, nhân viên thu ngân và cả nhân viên chuyên quản lý kho hàng, ít nhất 5 – 6 nhân viên cho một ca làm.
Còn đối với cửa hàng tiện, chính vì quy mô nhỏ hơn nên số lượng nhân viên của cửa hàng tiện lợi cũng ít hơn. Trung bình khoảng 1- 2 nhân viên trong một ca làm.
Về giá cả
Giá cả của các sản phẩm trong cửa hàng tiện lợi thường sẽ cao hơn so với bách hóa một chút. Cũng khá dễ hiểu bởi vì với quy mô kinh doanh nhỏ hơn, việc họ bán giá cao hơn cũng sẽ là cách giúp cân bằng về vốn cũng như doanh thu và lợi nhuận.
Hơn hết, thì mục đích của cửa hàng tiện lợi chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tức thì . Vì vậy, chi phí cao hơn so với việc mua để tích lũy nhưng không biết bao giờ mới dùng tại bách hóa.
Chủng loại sản phẩm
Nói đến sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, thì cửa hàng tiện lợi cũng sẽ giới hạn hơn, vì thường khách hàng ghé đến thường là khách cần khi đi làm, đi học hoặc khi cần thiết du lịch khi cần thiết.
Khác với cửa hàng tiện lợi, bách hóa thường sẽ đa dạng về sản phẩm hơn trong các danh mục của họ bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm gia dụng và những đồ dùng chăm sóc cá nhân.
Đa dạng nhãn hàng
Thường các bách hóa sẽ luôn cung cấp đến người tiêu dùng đa dạng nhất về các nhãn hàng và thương hiệu. Ví dụ như: đối với sản phẩm mì gói thì tại các bách hóa sẽ có rất nhiều loại và đến từ rất nhiều các thương hiệu khác nhau.
Ngược lại, cửa hàng tiện lợi sẽ có ít sự lựa chọn hơn vì thường họ sẽ kinh doanh sản phẩm của những nhãn hiệu nhất định. Và với các sản phẩm khác như sữa tắm, dầu gội, xà phòng rửa bát,…Có thể thấy, bách hóa sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự chọn để đáp ứng nhu cầu của họ.
Thực phẩm chế biến nhanh và đồ ăn đóng gói sẵn
Thường thì những món ăn chế biến nhanh hoặc đóng gói sẵn như: mì trộn, sandwich, xúc xích chỉ có tại cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, các cửa hàng tiện lợi cũng sẽ có những món đồ ăn mà khách hàng chỉ cần hâm lại với lò vi sóng có tại cửa hàng và sử dụng, ở đây cũng luôn có sẵn đồ uống như cà phê,…
Tóm lại, tùy thuộc vào nhu cầu mua sắm của khách hàng mà họ sẽ lựa chọn mua hàng ở cửa hàng tiện lợi hay bách hóa. Vì vậy, đây được xem là cuộc chiến ngang tài ngang sức, và người nhận được lợi ích nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng. Vì 2 bên sẽ ra sức đưa ra các khuyến mãi để thu hút.
Và cho dù đối với mô hình nào đi nữa, thì người kinh doanh cũng cần nâng cao những kiến thức về thị trường, xu hướng và quản lý cửa hàng mình hiệu quả hơn thông qua các công cụ, các cách sắp xếp và điều phối hàng hoá, cũng như quản lý kho hàng sao cho hiệu quả.