Bí quyết mở cửa hàng bách hóa tổng hợp từ A – Z cho người mới bắt đầu

1. Các bước không thể bỏ qua khi mở cửa hàng bách hóa tự chọn

1.1. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

Bước đầu tiên bạn cần thực hiện trước khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bách hóa tổng hợp đó chính là nghiên cứu thị trường. Việc thực hiện phân tích thị trường sẽ giúp bạn xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như những cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường.

Bạn có thể bắt đầu với việc tìm hiểu những số liệu báo cáo tổng quan thị trường kinh doanh bách hóa truyền thống từ Nielsen để nắm được tổng quan và những đặc điểm cơ bản của thị trường này.

Đồng thời, bạn cũng nên trực tiếp tìm hiểu về những mô hình tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini,… trong khu vực. Từ đó, nắm được những mặt hàng mà họ đang kinh doanh, những mặt hàng được ưa chuộng và bán chạy, mức giá của từng mặt hàng cũng như lợi nhuận mà họ thu được. Thêm vào đó, có thể khảo sát người dân ở khu vực bạn dự tính mở tiệm để có thông tin chính xác hơn về thói quen mua hàng, tiêu dùng và nhu cầu dịch vụ của danh sách những khách hàng tiềm năng. Có như vậy, bạn mới có thể chọn được cho cửa hàng một hướng đi thích hợp và thu hút được tập khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng.

1.2. Chọn địa điểm mở cửa hàng hợp lý

Mở cửa hàng bách hóa tổng hợp chính là hướng tới việc đưa cho khách hàng một phương án mua sắm tiện lợi, không phải đi xa mà vẫn có thể sắm được đầy đủ những mặt hàng thiết yếu hàng ngày cho gia đình của mình. Bởi vậy, để mở cửa hàng bách hóa tự chọn đông khách, bạn nên lựa chọn địa điểm kinh doanh thỏa mãn những tiêu chí dưới đây:

  • Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố đó chính là lựa chọn thuê mặt bằng tại khu vực nhiều dân cư, có nhiều người qua lại như trên các trục đường chính hoặc gần các trường học, khu vui chơi, giải trí,…
  • Diện tích cửa hàng phải đủ rộng để có thể trưng bày các sản phẩm thật hợp lý và dễ lựa chọn.
  • Vị trí mở cửa hàng bách hóa tự chọn cần có vỉa hè rộng rãi để khách hàng dừng đỗ xe tiện lợi.

Nếu bạn đã có sẵn nhà ở các trục đường chính với diện tích đủ rộng thì bạn có thể tận dụng và mở tiệm bách hóa tổng hợp luôn ngay tại nhà của mình. Điều này sẽ giúp bạn có thể có ngay một lượng khách hàng là những người hàng xóm trong khu vực, đồng thời bạn cũng sẽ tiết kiệm được khoản phí thuê mặt bằng và quy trình quản lý cửa hàng sẽ được nâng cao dễ dàng hơn. Bạn có thể xin tư vấn trợ giúp từ người thân thiết, bạn bè, gia đình để biết mở cửa hàng ở đâu mà việc mua bán sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất, vị trí nào toàn diện nhất, dễ phát triển nhất.

1.3. Lên danh mục các sản phẩm cần bán

Về danh mục sản phẩm cần bán khi mở cửa hiệu bách hóa tự chọn, bạn cần cung cấp đầy đủ những mặt hàng tiêu dùng cần thiết hàng ngày như là bánh kẹo, bia rượu, nước ngọt, dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa chén,… Số lượng hàng hóa nhập trong thời kỳ đầu thành lập cửa hàng sẽ phụ thuộc vào số lượng vốn bạn có thể đáp ứng. Tuy nhiên, kể cả khi có số vốn lớn, bạn cũng không nên nhập hàng hóa với số lượng quá lớn ngay từ lần đầu tiên. Bởi nếu nhập hàng không có tính toán như vậy sẽ dẫn đến việc bị tồn hàng, hàng hết hạn sử dụng, đọng vốn,… gây ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh.

Một trong những giải pháp cho chủ cửa hàng là thay vì nhập mỗi mặt hàng với số lượng lớn thì thời gian đầu bạn nên nhập đa dạng các loại hàng hóa với nhiều thương hiệu và chủng loại khác nhau. Điều này sẽ giúp khách hàng tới cửa hàng của bạn có nhiều lựa chọn hơn, sau một thời gian kinh doanh, bạn cũng sẽ nắm được thói quen mua sắm của khách hàng. Từ đó, bạn sẽ có thể lên kế hoạch nhập hàng hóa bổ sung sao cho hợp lý.

Mở cửa hàng bách hóa tổng hợp

Bạn cần lên danh mục các hàng hóa kinh doanh và căn nhắc số lượng nhập hàng cho hợp lý

1.4. Xác định nhà cung cấp sản phẩm

Khi mở cửa hàng bách hóa tổng hợp, bạn sẽ cần tìm nguồn hàng cho cửa hàng của mình. Bạn có thể chọn lựa giữa việc nhập hàng trực tiếp từ các nhãn hàng Việt Nam, nước ngoài hoặc nhập hàng từ các đại lý bán buôn.

Ở thời gian đầu chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, bạn nên tìm tới các đại lý, siêu thị bán buôn để nhập hàng. Cách thức nhập hàng này giúp cho bạn chưa cần liên hệ với nhiều bên mà vẫn có thể nhập được đa dạng các mặt hàng.

Khi đã có một lượng khách hàng ổn định, bạn có thể bắt đầu làm việc với những nhân viên tiếp thị từ các nhãn hàng, lấy hàng trực tiếp từ công ty. Nhập hàng bằng cách này chắc chắn bạn sẽ được giá tốt hơn so với việc lấy từ các đại lý, đồng thời bạn cũng sẽ nhận được ưu đãi và hỗ trợ từ công ty trong việc trưng bày, quảng cáo cho sản phẩm. Giá nhập thấp nên bạn có thể bán ra với giá thấp hơn mà vẫn đảm bảo thu lợi, điều này sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của tiệm bạn.

1.5. Thiết kế không gian cửa hàng khoa học

Để kinh doanh cửa hàng bách hóa tổng hợp được hiệu quả, việc trang trí thiết kế nội thất và sắp xếp hàng hàng hóa như thế nào cho khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Một số kinh nghiệm để giúp các nhà bán hàng bố trí cửa hàng thuận tiện cho khách hàng đó là:

  • Phân chia các sản phẩm theo từng ngành hàng như: Bánh kẹo, nước uống, các sản phẩm chăm sóc cá nhân,…
  • Dưới mỗi sản phẩm có ghi rõ tên kèm theo giá bán.
  • Đặt những sản phẩm bán chạy ở ngang tầm mắt để khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Những sản phẩm chiếm diện tích lớn như dầu ăn, bột giặt và nước rửa chén nên được trưng bày ở kệ thấp hơn.
  • Có thể bày những mặt hàng ăn vặt nhanh như bim bim, bánh ngọt, nước giải khát, kẹo cao su,… ở bên ngoài cửa hàng và ngay quầy thanh toán để khách hàng tiện lấy và thanh toán nhanh chóng.
  • Chú ý tới hạn sử dụng của các sản phẩm, đặt những sản phẩm hạn gần hơn ở bên ngoài, để bán được nhanh hơn, tránh tồn hàng.
Không gian cửa hàng nên được thiết kế thoáng đãng

Không gian cửa hàng nên được thiết kế thoáng đãng

1.6. Chi phí cho mở và kinh doanh cửa hàng bách hóa tổng hợp

Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà rất nhiều người mới thắc mắc. Để mở cửa hàng bách hóa tự chọn, bạn sẽ cần chuẩn bị chi phí để thuê cửa hàng, nhập hàng hóa, đầu tư cho bày trí không gian cửa hàng, phí thuê nhân viên, các loại trang thiết bị, dụng cụ, máy móc để hỗ trợ như máy in hóa đơn, camera giám sát,… Ngoài ra cần chuẩn bị cả chi phí làm hồ sơ giấy tờ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng và các thủ tục pháp lý, pháp luật khác nếu có.

Tùy thuộc vào quy mô nhà bán dự định mở thì chi phí cần chuẩn bị cũng sẽ khác biệt. Thông thường, mức chi phí đầu tư để mở cửa hàng bách hóa tổng hợp nhỏ rơi vào khoảng 50 – 100 triệu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *